Tìm Hiểu Về Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh

Bảng nhiệt độ màu thiết lập cân bằng trắng là những khái niệm cơ bản, đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hình ảnh và kỹ thuật nhiếp ảnh. Mỗi cách điều chỉnh sẽ cho ra bức ảnh có tông màu ấm – nóng hoặc lạnh – nhạt khác nhau. Vì vậy, kiểm soát được hai yếu tố này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sắc độ phù hợp cho bức ảnh, hoặc tự tạo ra tác phẩm độc đáo của riêng mình.

Vậy hãy cùng Thanh Mai Store Tìm hiểu cách làm chủ Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh nhé!

Bảng Nhiệt Độ Màu trong nhiếp ảnh là gì?

Nhiệt độ màu là một thuộc tính vật lý của ánh sáng có thước đo bằng đơn vị là Kelvin (K). Khi nghe nhiệt độ màu của vật, ta có thể nhầm lẫn đó là nhiệt độ của vật thể. Nhưng, thực chất nhiệt độ K của vật chính là độ sáng của vật đó.

Ánh sáng xung quanh ta được phát ra từ nhiều nguồn khác nhau: mặt trời, đèn, …nhưng dù từ đâu thì mỗi nguồn đều có một cường độ ánh sáng khác nhau. Vì thế, người ta phân ra nhiều thang đo nhiệt độ màu, đơn vị đo chính là độ K.

Bảng nhiệt độ màu là một trong những công cụ đo nhiệt độ màu của ánh sáng trên hình ảnh. Dựa vào đây, ta có thể phân biệt được sắc độ của bức ảnh. 

Ý nghĩa của nhiệt độ K trong nhiếp ảnh 

Như đã nói, cường độ sáng trong nhiếp ảnh được đo bằng nhiệt độ màu K. Với nhiệt độ K càng cao thì ánh sáng phát ra có cường độ sáng cao và ánh sáng thường có màu xanh (màu lạnh trong nhiếp ảnh). Như vậy, sẽ mang đến sắc lạnh cho màu ảnh.

Ngược lại, khi ánh sáng yếu thì nhiệt độ K càng thấp, chúng thường có màu đỏ, vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh là màu nóng).

Vì vậy, hiểu và áp dụng được bảng nhiệt độ màu trong nhiếp ảnh sẽ giúp bạn chọn được đúng ánh sáng phù hợp cho tác phẩm nhiếp ảnh bạn.

Ví dụ: 

Nếu ánh sáng phát ra từ nguồn mạnh như bếp ga thì ánh sáng sẽ có màu xanh (độ K sẽ cao); nếu nguồn sáng yếu hơn như đèn cầy thì ánh sáng có màu đỏ (độ K thấp hơn).

Thêm nữa, ảnh chụp khi trời nhiều mây thì bức xạ ánh sáng sẽ lớn hơn so với khi không có mây. Bởi, ánh sáng được tán xạ ra môi trường mạnh hơn nên nhiệt độ màu thực tế sẽ cao hơn (độ K cao hơn). Vì vậy, ảnh chụp thường có tông màu lạnh.

Các Mức Nhiệt Độ Màu Thông Dụng Trong Bảng Nhiệt Độ Màu Nhiếp Ảnh

Các nguồn sáng khác nhau sẽ cho nhiệt độ màu khác nhau. Thông thường, ánh sáng bạn thường nhìn thấy có nhiệt độ màu ở mức 5500K, đây là mức ánh sáng trung tính điển hình. 

  • 5200 – 6000 K: tương ứng với sắc độ của Ánh sáng mặt trời

  • Dải nhiệt độ từ 2800 – 3200 K: tương ứng với sắc độ của Ánh sáng bóng đèn sợi đốt

  • Ánh sáng đèn huỳnh quang: 4000 – 5000 K

Nếu máy ảnh của bạn được cài đặt ở chế độ Cân bằng trắng tự động, nó sẽ dùng giá trị Kelvin dựa trên đối tượng có màu trắng như một điểm tham chiếu cho các màu sắc khác. 

Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, thường người ta hay chụp cùng một cảnh, trong cùng một điều kiện thời tiết với nhiều chế độ khác nhau để tìm ra được tấm ảnh ưng ý nhất và có thêm kinh nghiệm.

Bảng tham khảo nhiệt độ màu thực tế với từng nguồn sáng khác nhau bạn có thể tham khảo:

1000K

Ánh sáng đèn dầu, đèn cầy

2000K

Rạng đông

2500K

Ánh sáng từ đèn sợi đốt

3000K

Ánh đèn mờ trong phòng

4000K

Ánh đèn huỳnh quang

5000K

Ánh sáng ban ngày, đèn flash

5500K

Trời đứng bóng, trong xanh

6000K

Ánh sáng mặt trời không mây

7000K

Ánh sáng mặt trời có mây

8000K

Trời nhiều mây

9000K

Bóng râm mát  ngày trời trong

10.000K

Trời nhiều mây đen, sắp mưa

11.000K

Trời trong xanh không có mặt trời

20.000K

Trời chiều, mặt trời khuất núi

 

12 mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp mắt không thể bỏ qua

Cân Bằng Trắng trong nhiếp ảnh là gì?

Sau khi đã hiểu về hiện tượng dải quang phổ của nguồn sáng. Lúc này, cân bằng trắng đóng vai trò điều chỉnh màu sắc sao cho hình ảnh trông tự nhiên nhất. 

Hầu hết các nguồn sáng như ánh sáng mặt trời, đèn flash, bóng đèn đều không thể tạo ra ánh sáng trắng hoàn toàn. Vì thế, tính năng White Balance - Cân bằng trắng được tạo ra sẽ đảm bảo màu trắng được tái tạo một cách chính xác nhất dù được chụp với bất kỳ loại ánh sáng nào. 

Lúc này, cảm biến của máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh (có thể điều chỉnh khẩu độ) để ánh sáng, hình ảnh thu được từ ống kính sẽ có màu sắc cân bằng. 

Các chế độ Cân bằng trắng phổ biến trong máy ảnh

Chế độ cân bằng trắng thủ công

Ta có thể lựa chọn chế độ cân bằng trắng thủ công để thu được hiệu ứng màu sắc như mong muốn.

Ngoài ra, việc điều chỉnh cân bằng trắng thủ công sẽ đảm bảo màu sắc trong ảnh được hiển thị một cách chính xác, chân thực. Người dùng có thể lựa chọn một điểm trắng trong khung hình và thiết lập cài đặt cân bằng trắng làm tham chiếu cho toàn bộ bức ảnh.

Chế độ cân bằng trắng tự động

Chế độ cân bằng trắng tự động là một trong những chế độ phổ biến, được trang bị trên hầu hết những loại hiện đại (từ máy ảnh DSLR tới máy ảnh Mirrorless). 

Chế độ này sẽ tự động điều chỉnh Cân bằng trắng màu sắc dựa theo ánh sáng môi trường xung quanh, bối cảnh hiện tại, kể cả khi sử dụng đèn flash. 

Nhược điểm của Auto WB là đôi khi nó sẽ lọc bỏ màu sắc mà ta muốn.

Ví dụ dưới đây: máy ảnh sẽ tự động trung hòa màu đỏ cam lúc hoàng hôn hoặc bình minh: ảnh bên trên được chụp với nhiệt độ màu trên máy ảnh là 5.000 K, bức ảnh còn lại thì cài đặt Auto WB.

Và đây cũng không phải là chế độ cân bằng trắng chính xác nếu ánh sáng trong phòng hay môi trường, khung cảnh chụp thay đổi liên tục. Vì vậy, việc sử dụng chế độ tự động nên được giới hạn. Chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bạn không có đủ thời gian để cài đặt Cân bằng trắng cho từng bức ảnh hoặc trong điều kiện ánh sáng cụ thể. 

Tất nhiên, nhiều máy ảnh hiện đại có sẵn các tùy chọn Auto WB khác nhau phù hợp với những môi trường khác nhau. Chúng có thể nhận biết được màu sắc tự nhiên, giữ lại những màu đẹp và phong phú của buổi hoàng hôn/bình minh. 

Các cài đặt Auto WB đặc biệt này thậm chí có thể giữ lại màu ấm áp của bóng đèn sợi đốt, thay vì trung hoà để chúng trở thành ánh sáng lạnh lẽo trong nhà.

Chế độ cân bằng trắng theo đám mây

Chế độ cân bằng trắng này sử dụng dữ liệu lưu trữ thuật toán đám mây (Cloud White Balance) từ những bức ảnh có cùng bố cục hoặc bối cảnh. Từ đó, hệ thống sẽ đề xuất và gợi ý những cân bằng màu sắc sao cho khớp với bức ảnh. Đồng nghĩa với việc màu sắc có thể được điều chỉnh chính xác và chân thực hơn, nhất là với những môi trường có nhiều ánh sáng hoặc ánh sáng phức tạp.

Chế độ cân bằng trắng theo nguồn sáng

Phương pháp này sử dụng nguồn sáng trong bối cảnh thực tế, để giải quyết vấn đề màu sắc ánh sáng trong nhiếp ảnh. 

Khi ánh sáng của môi trường, bối cảnh thay đổi, chế độ cân bằng trắng theo nguồn sáng sẽ giúp máy ảnh cân bằng về mặt màu sắc, sắc độ màu dựa trên những nguồn sáng mà ống kính thu được từ môi trường, bối cảnh hoặc từ chủ thể. Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác và chân thực của màu sắc hơn.

Ví dụ:

Nếu bạn đang chụp một bức ảnh trong phòng với ánh sáng trắng được phát ra từ đèn huỳnh quang. Việc chụp ảnh ở chế độ cân bằng ánh sáng trắng tự động (Auto White Balance) sẽ khiến màu sắc của bức ảnh trở thành sắc xanh (lạnh). Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng chế độ cân bằng trắng theo nguồn sáng để màu sắc của bức ảnh chính xác và sát với thực tế hơn.

Ưu điểm của Chế độ cân bằng trắng theo nguồn sáng

  • Giúp tác bức ảnh có màu sắc chân thực và sống động hơn.

  • Giúp máy ảnh hay thiết bị chụp ảnh đáp ứng tốt hơn với các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc là một tân binh muốn hướng tới sáng tạo những bức ảnh một cách chuyên nghiệp, mới lạ hơn. Vậy thì sử dụng chế độ cân bằng trắng theo nguồn sáng là một trong những phương pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng ảnh tốt nhất.

Ưu Điểm Của Việc Sử Dụng Các Chế Độ Cân Bằng Trắng

Sau khi đã hiểu và nắm rõ những quy tắc cân bằng trắng, bạn có thể thấy mỗi chế độ cân bằng trắng sẽ mang lại những ưu điểm riêng để tạo ra những màu sắc phù hợp cho từng bức ảnh trong từng bối cảnh, môi trường khác nhau.

Chế độ cân bằng trắng sử dụng Mặt trời (Daylight)

  • Màu sắc tự nhiên: Tạo ra màu sắc chân thực khi chụp ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời là một trong những giải pháp giúp bức ảnh của bạn trở nên chân thực.

  • Chụp ảnh phong cảnh phù hợp: Với việc chụp ảnh phong cảnh cho chất lượng màu sắc tươi sáng, tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho tác phẩm nhiếp ảnh.

Cân bằng trắng là gì? Sử dụng sao cho hiệu quả - Tuong Lam Photos

Chế độ Đèn huỳnh quang (Fluorescent)

  • Loại bỏ ánh sáng xanh: Giúp màu sắc bức ảnh của bạn cân bằng màu sắc khi chụp trong những môi trường chiếu sáng bởi ánh sáng đèn huỳnh quang, loại bỏ ánh sáng xanh từ đèn mà bạn không mong muốn.

  • Lựa chọn phù hợp để chụp ảnh trong nhà: Tận dụng tối đa ánh sáng đèn huỳnh quang để tạo ra bức ảnh có màu sắc đẹp và chân thực hơn.

Chế độ Tungsten (hoặc Incandenscent)

  •  Máy ảnh sẽ thêm tông màu mát vào hình ảnh vì ánh sáng bóng đèn vonfram (đèn sợi đốt) thường là tông màu ấm. 

  • Nhờ thêm các tông màu lạnh mà các tông màu vàng hoặc cam sáng của đèn vonfram sẽ được giảm bớt. 

Chế độ Flash

  •  Cài đặt này nên sử dụng khi đèn flash là nguồn sáng duy nhất. Máy ảnh sẽ thêm tông màu ấm vào hình ảnh.

Chế độ Cloudy

  • Máy ảnh sẽ cho thêm một tông màu ấm nhẹ vào ảnh khi bầu trời bị mây bao phủ hoàn toàn. 
  • Đôi lúc khi chụp hoàng hôn hoặc bình minh, máy ảnh không thể tái tạo màu sắc rực rỡ; bạn cũng có thể cài đặt trước chế độ này để thêm tông màu đỏ ấm vào ảnh của bạn.

Chế độ Shade

  • Chế độ này sẽ thêm tông màu ấm, màu cam vào hình ảnh. Có màu sắc ấm hơn chế độ Cloudy.

Tìm hiểu về cân bằng trắng trong nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu

Cách cài đặt Cân bằng trắng trong máy ảnh

Cách tốt nhất để có được Cân bằng trắng chính xác là cài đặt thông qua Preset (PRE), nhưng bạn sẽ cần một thẻ Cân bằng trắng còn được gọi là thẻ xám hoặc thẻ xám 18%

Quá trình này bao gồm việc giữ thẻ Cân bằng trắng trước ống kính, để máy ảnh đọc nhiệt độ màu chính xác của ánh sáng được phản chiếu từ thẻ. 

Một số máy ảnh có thể yêu cầu bạn chụp ảnh thẻ Cân bằng trắng trước, sau đó đọc màu của thẻ để xác định cân bằng trắng chính xác. 

Tuy nhiên, đây không phải là cài đặt vĩnh viễn của máy ảnh. Ở mỗi điều kiện ánh sáng thay đổi, Cân bằng trắng sẽ thay đổi theo. 

Cài đặt Cân bằng trắng với chế độ Preset (PRE)

Bên cạnh đó, ta có thể tuỳ chỉnh cân bằng trắng trên máy ảnh dựa theo ánh sáng môi trường hoặc hiệu chỉnh chỉnh cân bằng màu (color balance). Tuy nhiên, không phải máy ảnh nào cũng có sẵn tính năng này .

Điều chỉnh White Balance khi chụp file RAW và JPEG

Nếu chụp ở định dạng RAW, cân bằng trắng là một trong số các tính năng điều chỉnh cho phép bạn thay đổi khi xử lý hậu kỳ, mà không ảnh hưởng đến chất lượng và độ sắc nét. 

Còn nếu bạn chụp file JPEG, việc cài đặt nhiệt độ màu ngay trên máy ảnh sẽ giúp tinh chỉnh màu sắc.

Các thay đổi White Balance đối với file RAW bao giờ cũng linh hoạt hơn so với khi thay đổi với file JPEG. Cho nên, miễn là bạn chụp ở định dạng RAW thì việc điều chỉnh nhiệt độ màu của nguồn sáng trong bức ảnh sẽ dễ dàng xử lý hơn, đặc biệt ở giai đoạn hậu kỳ.

Cách Kết Hợp Yếu Tố Bảng Nhiệt Độ Màu Và Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh

Một khi đã hiểu và có thể áp dụng bảng nhiệt độ màu, cân bằng trắng trong nhiếp ảnh. Bạn có thể sử dụng kết hợp hai yếu tố này trong nhiếp ảnh hay áp dụng thực tế lên các tác phẩm nhiếp ảnh của mình. Từ đó tự học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những bức ảnh của mình, nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh. 

Ví dụ hướng dẫn kết hợp yếu tố nhiệt độ màu sắc và cân bằng trắng trong nhiếp ảnh:

  • Chụp ảnh ngoài trời vào buổi sáng sớm: Khi sử dụng chế độ cân bằng trắng bằng ánh sáng mặt trời (Daylight) sẽ tạo ra ảnh có sắc độ ấm; màu sắc sẽ tươi sáng và sống động với khoảng nhiệt độ màu ảnh từ 2000K – 3000K

  • Cân bằng trắng trong điều kiện ánh sáng đèn LED: Sử dụng chế độ cân bằng trắng trong môi trường ánh sáng đèn huỳnh quang (Fluorescent) kết hợp với ánh sáng đèn LED. Nhiệt độ màu sắc ở chế độ này nằm trong khoảng 4000K – 5000K sẽ giúp phần nào loại bỏ được ánh sáng xanh và tạo ra màu sắc cân bằng cho bức ảnh, trông tự nhiên hơn.

White Balance - Làm chủ màu sắc với cân bằng trắng - YouTube

Hiểu cách làm chủ Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh sẽ mang lại lại cho bạn những tấm hình có sắc thái đẹp về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt, nó còn giúp bạn phát huy, thỏa sức sáng tạo để tìm ra được phong cách và dấu ấn nghệ thuật riêng của mình.

Đăng kí nhận tin