Bật mí: Cách setup ánh sáng chụp chân dung đơn giản chuẩn Studio

Setup đèn chụp chân dung như thế nào để cho ra được những bộ ảnh đậm chất nghệ thuật? Đây chính là yếu tố quan trọng mà các nhiếp ảnh gia chân dung cần phải quan tâm để lột tả được vẻ đẹp của nhân vật chính. Và ngay dưới đây, Thanh Mai Store sẽ bật mí cho bạn những cách setup đèn chụp chân dung chuẩn studio chuyên nghiệp, ai cũng có thể thực hiện. Hãy cùng theo dõi nhé!

Các kỹ thuật setup đèn trong studio

Dưới đây là những kỹ thuật setup đèn phổ biến để tạo ra những bức ảnh ấn tượng và thu hút người xem trong nhiếp ảnh chân dung và sản phẩm.

Kỹ thuật setup với 1 đèn

Trên thực tế, không cần thiết phải có quá nhiều đèn chiếu sáng để tạo ra một bức ảnh chân dung. Điều quan trọng vẫn là cách setup đèn của nhiếp ảnh gia. 

Với kỹ thuật setup 1 đèn, có bộ khuếch tán để làm mềm và dịu ánh sáng (một tấm hắt sáng hoặc softbox hình bát giác) là không thể thiếu. Sau khi đã trang bị đầy đủ thiết bị, cần lưu ý những điều này:

  • Xác định vị trí của nhân vật chính và đặt cách hậu cảnh một khoảng ngắn. Điều này giúp tạo ra một không gian chụp ảnh rộng rãi, từ đó làm nổi bật nhân vật chính trong khung hình.

  • Đặt softbox hình bát giác kích thước 95cm ở góc chếch khoảng 45 độ so với nhân vật chính. Như vậy, bạn sẽ có được ánh sáng mềm mại và trải đều trên khuôn mặt và cơ thể của đối tượng, giúp làm nổi bật các đặc điểm và chi tiết.

  • Điều chỉnh cường độ ánh sáng từ softbox tùy vào cảm nhận cá nhân và yêu cầu cụ thể của bức ảnh. Hãy đảm bảo ánh sáng đủ đẹp và đủ mạnh để tạo ra bức ảnh sắc nét và chất lượng.

  • Softbox bát giác có nguồn sáng khá rộng, cho phép “người mẫu” đổi dáng, quay hay hướng bất kỳ đâu mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. 

  • Cuối cùng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng ánh sáng và đảm bảo rằng nó đáp ứng những mong đợi từ bạn. Ngoài ra, để có chất lượng ánh sáng dịu thì bạn nên đặt càng gần người mẫu càng tốt.

Đáp ứng các bước trên, chỉ một đèn và softbox cũng đủ để bạn tạo ra các bức ảnh chân dung hoặc sản phẩm chất lượng, nổi bật nhân vật chính một cách tự nhiên và thu hút người xem.

Flash Photography Basics: My Four Go-to Lighting Setups - Improve  Photography

Kỹ thuật setup với 2 đèn

Hầu hết, các nhiếp ảnh gia chân dung nổi tiếng đã thực hiện kỹ thuật setup 2 đèn đều đem lại kết quả như kỳ vọng.

Cụ thể, phương thức này sử dụng một đèn từ trên xuống và một đèn từ dưới lên. Trong đó, set ánh sáng từ trên xuống sẽ giúp tạo ra hiệu ứng bóng rất đẹp dưới mắt và dưới cằm của chủ thể một cách mềm mại. Ngược lại, đèn từ dưới lên đóng vai trò làm sáng các khu vực tối dưới cằm và cổ của chủ thể. Đồng thời hỗ trợ giảm bóng dưới mắt và tạo ra một ánh sáng mềm mại và dịu nhẹ.

  • Bước đầu vẫn đặt chủ thể ở vị trí giữa khung hình nhằm tạo ra sự cân đối và tập trung vào chủ thể trong bức ảnh.

  • Đặt một đèn ở phía trên và một đèn ở phía dưới của chủ thể, sao cho chúng đối diện trực tiếp với tầm nhìn của chủ thể hoặc mặt chính diện của vật thể. Đây là bước quan trọng để ánh sáng được tản đều và sâu sắc, nhằm nổi bật các đặc điểm và chi tiết của chủ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể setup 2 đèn ở hai bên cạnh chủ thể để tạo ra ánh sáng đồng đều và tỏa sáng từ mọi góc độ.

  • Cuối cùng là kiểm tra kỹ lưỡng ánh sáng, từ đó điều chỉnh vị trí và cường độ của mỗi đèn để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng mong đợi.

Nhờ có 2 đèn, nguồn sáng cũng được ổn định hơn nên việc điều chỉnh góc độ ánh sáng cũng trở nên đơn giản. Người dùng có thể di chuyển 1 trong 2 đèn để tạo ra những góc chụp đẹp nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến việc chiếu sáng vào chủ thể.

Sony Global - α Lighting System | Multiple off-camera flashes

Kỹ thuật setup với 3 đèn

Kỹ thuật setup ba đèn là phương pháp phổ biến nhất trong nhiếp ảnh chân dung theo phong cách hiện đại. Với ba nguồn sáng, bạn sẽ được trải nghiệm loạt hiệu ứng ánh sáng phong phú, từ chiếu sáng mạnh mẽ cho đến ánh sáng mềm mại, cũng như tái tạo được bất kỳ tâm trạng nào của nhân vật.

Cách setup:

  • Giữ chủ thể ở giữa khung hình, trong trung tâm của ánh sáng để tạo ra điểm tập trung mạnh mẽ cho bức ảnh.

  • Sắp xếp đèn chính ở phía trước và phía trên chủ thể với vai trò là nguồn ánh sáng chính, để làm nổi bật khuôn mặt và chi tiết của nhân vật.

  • Tiếp đó đặt một đèn fill ở phía dưới chủ thể và hướng ánh sáng lên lên. Đèn fill này sẽ làm sáng các khu vực tối dưới cằm và cổ của chủ thể, cũng như giảm bớt bóng dưới mắt.

  • Đặt một đèn fill mềm từ phía sau chủ thể (hay còn gọi là đèn backlight) để tạo ra đủ ánh sáng xung quanh chủ thể. Và thế là bạn sẽ có được hiệu ứng phân tầng và một không gian chiều sâu cho bức ảnh.

Lợi ích:

  • Chiếu sáng đúng: Cách bố trí 3 đèn sẽ giúp tạo ra ánh sáng đồng đều và tỏa sáng từ mọi góc độ của chủ thể.

  • Kiểm soát bóng đổ và tạo ra một không gian chiếu sáng rộng rãi và tự nhiên.

  • Đem lại những bức ảnh có chiều sâu và phong phú, đem lại một không gian sống động và hấp dẫn.

Photography Lighting Basics of Three and Four Light Setups - SUNBOUNCE PRO

Một vài phương pháp setup ánh sáng chuyên nghiệp trong studio

Ngày nay, có rất nhiều cách thiết lập ánh sáng chụp chân dung studio khác nhau. Tùy vào nhu cầu và mục đích mà mọi người có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

Rembrandt Lighting

Rembrandt Lighting được ứng dụng bằng hai đèn khác nhau, bao gồm một đèn trên cao và một đèn chếch một góc 45 độ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một đèn chếch góc 45 độ và một gương phản xạ đặt ở bên còn lại của chủ thể. 

Kỹ thuật chiếu sáng thường được áp dụng ở thể loại chụp ảnh chân dung trong studio hoặc khi quay phim. 

Kiểu chiếu sáng này thường có nền tối hoặc đen phía sau chủ thể, ánh sáng có phần hơi trầm nhưng dễ dàng tạo độ kịch tính về mặt thị giác. Đây là dạng sắp đặt theo kỹ thuật nhập tâm, cho thấy rõ sự tương phản giữa các phần sáng và tối trên đối tượng của hình ảnh. 

Cụ thể, ánh sáng từ kiểu đánh này tạo ra một vùng sáng nhỏ có hình tam giác trên gò má, đóng vai trò là điểm nhấn trong bố cục, thu hút sự chú ý của người xem. Điểm cần lưu ý là phải đảm bảo phần mắt bên phía vùng tối của khuôn mặt luôn bắt được ánh sáng, nếu không, mắt của nhân vật sẽ trông không có hồn.

Rembrandt Lighting in Photography: Guide

Split Lighting

Theo đó, ánh sáng khi phân tách sẽ thường được sử dụng để làm tăng độ ấn tượng trong ảnh chụp chân dung nhằm mang lại cảm giác bí ẩn và nghệ thuật hơn. 

Đúng như tên tiếng việt là “phân tách”, kiểu setup Split Lighting này sẽ tách khuôn mặt đối tượng ra làm hai phần khác nhau. 

Đây là cách thiết lập ánh sáng độc đáo cần sử dụng đèn để chiếu vuông góc vào chủ thể nhằm đánh sáng lên một nửa khuôn mặt, phần nửa còn lại sẽ không được chiếu sáng.

Vùng có ánh sáng mạnh sẽ nổi bật kết cấu của da và các chi tiết của khuôn mặt. Độ tương phản trong kỹ thuật này đem lại tác phẩm chân dung tác động mạnh mẽ đến người xem, mang lại cho ảnh cảm giác quyết đoán hoặc quyến rũ vô cùng.

Ưu điểm của kỹ thuật Split Lighting là quá trình setup không cầu kỳ và tiết kiệm chi phí khi bạn có thể tận dụng nguồn sáng tự nhiên thay cho nguồn sáng nhân tạo.

Side Lighting in Photography: Comprehensive Guide 2024

Broad Lighting

Với Broad Lighting, ảnh chụp chân dung sẽ mang lại cảm giác tươi sáng hơn khi khu vực khuôn mặt của đối tượng đối diện với máy ảnh được chiếu sáng rực rỡ. Kỹ thuật này có thể linh hoạt trong việc chuyển giữa kỹ thuật Rembrandt hay Split Lighting nên thường được sử dụng rất phổ biến trong studio.

Để sắp đặt, bạn hãy đặt đèn cách chủ thể khoảng 45 độ để đảm bảo khuôn mặt đối tượng không bị chiếu sáng quá mức. Sau đó, hướng ống kính chụp vào gần vị trí đèn chiếu sáng nhằm bắt góc mặt của đối tượng đúng cách.

Bên cạnh đó, hiệu ứng ánh sáng phẳng này còn giúp làm mờ các nếp nhăn và che đi các khuyết điểm trên da hoặc ở vùng tối khuôn mặt. Vì lý do này, Broad Lighting thường được sử dụng với người mẫu nữ.

Lưu ý là cách thiết lập này sử dụng lượng ánh sáng trải rộng, khiến khuôn mặt của người mẫu trông lớn hơn nên sẽ là lựa chọn sáng suốt với gương mặt gầy.

Short Lighting

Ngược lại, hiệu ứng Short Lighting tập trung chiếu sáng vào vùng nhỏ hơn, tức là khu vực bị tối của Broad Lighting. Nghĩa là, phần tối của khuôn mặt mẫu sẽ chiếm ưu thế hơn trong ảnh, tạo nên bức chân dung thể hiện đúng tâm trạng của đối tượng. 

Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng sẽ khiến khuyết điểm trên da và các nếp nhăn trên khuôn mặt lộ rõ hơn. Vì thế, kỹ thuật đánh sáng này sẽ phù hợp hơn khi chụp chân dung đòi hỏi tính chân thực và bụi bặm như người mẫu nam.

Lighting round faces - baldness - blemishes - Photography podcast #36 |  Photography.ca

Paramount Lighting

Paramount Lighting hay còn gọi là Butterfly Lighting ra đời bởi những tác phẩm chân dung Hollywood đầy quyến rũ. 

Kỹ thuật này thực hiện bằng cách dùng một đèn chính đặt ngay phía trước đối tượng với một góc hướng xuống một chút, chiếu sáng đồng đều khuôn mặt. Từ đó tạo ra hiệu ứng bóng con bướm xuất hiện ở dưới mũi của đối tượng được chụp. Bên cạnh đó, ngoài phần mũi, Paramount Lighting còn nhấn mạnh vào gò má, làm cho đường nét trên khuôn mặt được sắc nét và nổi bật hơn. 

Trong trường hợp bạn cảm thấy bóng đổ quá gắt, có thể đặt tấm hắt sáng phía dưới cằm của mẫu để thu được hiệu ứng bóng mờ nhẹ nhàng hơn. 

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy người mẫu không có đủ khoảng cách với hậu cảnh, hãy thêm hai đèn studio ở phía sau hướng vào tường hoặc đánh chéo tới đối tượng để tạo ra hiệu ứng khoảng cách giữa mẫu với background.  

Bật mí cách sử dụng đèn trong studio bạn không thể bỏ qua

Loop Lighting

Kỹ thuật chiếu sáng vòng lặp có cách thức thực hiện rất giống với Rembrandt. Cụ thể, Loop Lighting yêu cầu nguồn sáng chính (key light) đặt cao hơn tầm mắt của đối tượng một chút và lệch trục 45 độ. 

Ánh sáng từ kỹ thuật phù hợp với hầu hết các khuôn mặt nên thường được sử dụng rất phổ biến nhất chụp ảnh chân dung. Kiểu đánh light này tạo ra bóng tròn trên khuôn mặt của đối tượng ngay dưới mũi và vòng xuống một góc trên gò má, tạo ra sự thú vị cho bức ảnh.

Theo đó, kích thước và cường độ của bóng đèn có thể thay đổi từ nhỏ đến lớn nhưng rõ ràng và mềm mại hơn, kéo dài xuống phần miệng. 

Nếu bạn thích bóng mềm hơn, chỉ cần thêm một tấm phản xạ vào hoặc đèn thứ hai phía đối diện của mẫu. Khi đó, đối tượng càng gần nguồn sáng phụ thì bóng càng mềm hơn.

LOOP LIGHTING

Fill Lighting

Đây là kỹ thuật sử dụng nguồn sáng thứ hai chiếu về phía đối diện đèn chính, có tác dụng cản bóng và cân bằng độ phơi sáng cho bức ảnh. 

Để tận dụng ánh sáng phụ hiệu quả, bạn cần hiểu những điều cơ bản về tỷ lệ chiếu sáng. Tỷ lệ giữa hai đèn càng lớn thì độ tương phản giữa hai vùng sáng và tối càng rõ rệt, ảnh càng có chiều sâu. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một tấm hắt sáng thay cho đèn phụ để làm mềm phần tối trên mặt mẫu.

Three-point lighting — the first lighting technique to master - Videomaker

Side Lighting

Side Lighting hay còn gọi là Profile Lighting, nhấn mạnh đến mặt nghiêng của mẫu thay vì chụp thẳng chính diện. Nó cho thấy đường nét góc mặt rõ ràng từ mũi, cằm, hàm, miệng, tai nên không phải là kiểu setup ánh sáng phổ biến. 

Kỹ thuật này có thể được thiết lập dễ dàng với cách chiếu đèn ở một góc 45 độ so với mẫu. Trong khi đó, ống kính máy ảnh sẽ ở vị trí cạnh bên 90 độ so với khuôn mặt chính diện của đối tượng chụp ảnh. 

PROFILE LIGHTING

Lưu ý về cách thực hiện kỹ thuật setup đèn chân dung

Ngoài việc sử dụng đèn, bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ ánh sáng khác như: bảng phản xạ hoặc bộ lọc để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng độc đáo:

  • Softbox: Áp dụng softbox cho đèn chính để tạo ra ánh sáng mềm và đồng đều trên khuôn mặt mô hình.

  • Umbrella: Umbrella cũng là một lựa chọn phổ biến cho đèn fill, tạo ra ánh sáng mềm và giảm bớt bóng mặt.

  • Reflectors: Sử dụng reflectors để phản chiếu ánh sáng từ các nguồn sáng khác nhau, giúp tạo ra ánh sáng mềm và giảm bớt bóng mặt trên khuôn mặt mẫu.

This is What Different Light Modifiers Do for Studio Portraits | PetaPixel

Điều chỉnh cường độ ánh sáng

Bạn nên xem xét điều chỉnh cường độ của từng nguồn sáng để đạt được hiệu ứng ánh sáng mong muốn. Đèn chính thường có cường độ cao nhất, trong khi đèn fill và đèn rim sẽ có cường độ thấp hơn để tạo ra hiệu ứng mềm mại và tự nhiên hơn.

Kiểm tra và điều chỉnh

Sau khi setup đèn chụp chân dung trong studio, kiểm tra và điều chỉnh cường độ ánh sáng và góc chiếu để đảm bảo rằng bạn đạt được hiệu ứng ánh sáng mong muốn. Hãy thử nghiệm với các thiết lập khác nhau để tìm ra cái tốt nhất cho bức ảnh chân dung của mình.

Tạo độ sâu và chiều dài

Tận dụng những kỹ thuật setup đèn chụp chân dung trong studio để tạo ra độ sâu và chiều dài cho tác phẩm. Đừng bỏ qua đèn rim hoặc backlight để tạo ra sự phân biệt giữa chủ thể và phông nền, tạo ra hiệu ứng chiếu sáng và tạo ra chiều sâu cho bức ảnh.

Chọn phông nền

Tìm chọn phông nền phù hợp với mục đích và phong cách của bạn. Phông nền đơn sắc thường được sử dụng để tập trung vào người mẫu, trong khi các phông nền có màu sắc nghệ thuật có thể tạo ra cảm giác và không gian độc đáo cho bức ảnh chân dung.

Như vậy, Setup đèn chụp chân dung trong studio là một quá trình phức tạp nhưng cũng đầy sáng tạo và thú vị. Bằng cách học hỏi các kỹ thuật và kinh nghiệm trên, bạn sẽ hoàn thiện được kỹ năng nhiếp ảnh của mình và tạo ra những bức ảnh chân dung ấn tượng mà không gặp phải quá nhiều khó khăn. 

Đăng kí nhận tin