Độ sâu trường ảnh là gì? Những điều cần biết và cách thiết lập để có ảnh chụp đẹp nhất

Độ sâu trường ảnh là một thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ ai khi bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh đều không thể bỏ qua. 

Kiểm soát và điều chỉnh được độ sâu trường ảnh hợp lý trong quá trình chụp sẽ giúp các nhiếp ảnh gia làm chủ được mọi khung hình và tạo nên những tác phẩm độc đáo. Vậy hãy cùng Thanh Mai Store tìm hiểu độ sâu trường ảnh là gì? Và cách thiết lập để có được bức ảnh đẹp nhất ngay nhé!

Định nghĩa DOF trong nhiếp ảnh là gì?

Độ sâu trường ảnh hay còn gọi là Depth of Field (DoF) trong nhiếp ảnh là thuật ngữ dùng để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Nói một cách khác, độ sâu trường ảnh được đo từ điểm lấy nét gần nhất đến điểm lấy nét xa nhất của ảnh.  

Như vậy, đối với vùng ngoài lấy nét, các đối tượng xuất hiện càng xa sẽ càng hiển thị mờ nhạt hơn. 

Khi vùng lấy nét càng nhỏ tức là bức ảnh sẽ có độ sâu trường ảnh càng nông. Và khi vùng lấy nét càng lớn thì độ sâu trường ảnh của bức ảnh sẽ càng dày.

Vì sao độ sâu trường ảnh lại quan trọng trong nhiếp ảnh gì?

Việc hình ảnh của bạn có độ sâu trường ảnh nông hay độ sâu trường ảnh sâu có thể tạo ra sự khác biệt lớn (thường có thể tạo ra hoặc phá vỡ bố cục). Đây là một trong những kỹ thuật giúp bạn có được những bức ảnh vô cùng sáng tạo.

Tiếp đó, việc làm mờ nền cho đến việc thể hiện rõ các chi tiết trên khung ảnh đều có thể góp phần tạo ra tính nghệ thuật cho bức tranh.

Ví dụ: nếu bạn chụp ảnh chân dung dưới phần hậu cảnh có nhiều chi tiết thừa, việc không tạo được độ sâu trường ảnh nông thường sẽ dẫn đến một bức ảnh rất tầm thường, giống như ảnh chụp nhanh.

Và nếu bạn đang chụp ảnh phong cảnh với tiền cảnh đẹp, trung cảnh tuyệt đẹp và hậu cảnh ấn tượng, việc không sử dụng độ sâu trường ảnh sâu sẽ khiến người xem không cảm nhận được toàn bộ cảnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh

Có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh của một bức hình, gồm:

  • Khẩu độ

  • Tiêu cự

  • Khoảng cách lấy nét

  • Kích thước cảm biến

Hiểu và nắm bắt được cách chúng hoạt động, bạn có thể tạo ra độ sâu trường ảnh sâu hoặc nông tùy ý.

Trước đó, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những thông số trong máy ảnh, có thể tìm đọc bài viết Giải thích ý nghĩa của các thông số máy ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Khẩu độ

Khẩu độ là yếu tố dễ tác động nhất đến độ sâu trường ảnh. 

Việc thay đổi độ mở của khẩu độ sẽ giúp người chụp điều chỉnh độ nông, sâu của một bức hình. 

Nói một cách dễ hiểu, đối với các khẩu độ rộng (f/1.4, f/2,…) cho phép vùng rõ nét càng mỏng, thu hút sự chú ý đối tượng nhiều hơn bằng cách làm mờ hậu cảnh. Trong khi đó, các khẩu độ hẹp (f/8, f/11,…) thì lại giữ cho hình ảnh được lấy nét nhiều hơn.

  • Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu. 

  • Khẩu độ càng rộng, độ sâu trường ảnh nông. 

Ví dụ: khi điều chỉnh ống kính với khẩu độ f/1.8 sẽ cho hình ảnh hiển thị với độ sâu trường ảnh nông, đối tượng chính được làm nổi bật trên nền hậu cảnh.

Trong khi đó, nếu điều chỉnh ống kính về mức khẩu độ f/11 thì cả chủ thể và hậu cảnh đều được hiển thị một cách rõ nét.

Điều chỉnh độ sâu trường ảnh cho ảnh chụp đẹp hơn

Tiêu cự

Để thay đổi độ sâu trường ảnh, bạn có thể thay đổi tiêu cự ống kính.

Độ dài tiêu cự càng ngắn thì độ sâu trường ảnh sẽ càng lớn; ngược lại, độ dài tiêu cự càng dài thì độ sâu trường ảnh càng nông. 

Theo logic này, độ sâu trường ảnh trong ống kính 50mm sẽ nông hơn DOF trong ống kính 35 mm.

Ví dụ: khi chụp ảnh với tiêu cự 24mm, khẩu độ f/4 và đứng cách chủ thể 2m, bạn sẽ nhận được bức ảnh với cả chủ thể và hậu cảnh đều rõ nét, đồng nghĩa với đó là độ sâu trường ảnh sẽ dày hơn. 

Còn khi chụp ảnh với khẩu độ f/4 nhưng với độ dài tiêu cự 135mm, cách xa chủ thể 10m, hình ảnh nhận được sẽ có DoF nông, chủ thể rõ néthậu cảnh sẽ mờ.

Vì vậy, để lựa chọn Ống kính tốt nhất cho độ sâu trường ảnh phụ thuộc hoàn toàn vào cảnh mà bạn muốn chụp. Đó cũng là lý do khi chụp ảnh chân dung, bạn có thể sử dụng loại ống kính tele, và khi muốn chụp ảnh phong cảnh thì lại chọn ống góc rộng.

5 yếu tố làm chủ độ sâu trường ảnh

Khoảng cách lấy nét

Độ sâu trường ảnh và khoảng cách cũng là hai yếu tố không thể tách rời. Bạn càng ở gần đối tượng mà bạn muốn chụp, độ sâu trường ảnh sẽ càng nông. Chính vì vậy, để tăng độ sâu trường ảnh bạn cần di chuyển máy ảnh ra xa đối tượng.

Kích thước cảm biến

Yếu tố cuối cùng là mối quan hệ giữa độ sâu trường ảnh và kích thước cảm biến máy ảnh.

Khi sử dụng cùng một độ dài tiêu cự, kích thước cảm biến càng lớn thì độ sâu trường ảnh càng lớnkích thước cảm biến càng nhỏ thì bạn sẽ thấy độ sâu trường ảnh càng hẹp. Đó là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chân dung chuyên nghiệp thích sử dụng máy ảnh full frame. 

Đây là một ví dụ:

Mỗi máy ảnh full frame có ống kính 120mm, máy ảnh APS-C có ống kính 80mm và máy ảnh Micro 4/3 có ống kính 60mm (tất cả đều có cùng trường nhìn), được đặt ở khẩu độ f/9 và khoảng cách máy ảnh-đối tượng là 5,0m. 

Bảng này tóm tắt DoF sẽ trông như thế nào trong mỗi hình ảnh.

Máy ảnh

Yếu tố crop

Tiêu cự vật lý

Tiêu cự hiệu dụng

Khẩu độ

DOF

Full-frame

1,0

120mm

120mm

f/9

0,92m

APS-C

1,5

80mm

120mm

f/9

1,42m

Micro 4/3

2

60mm

120mm

f/9

1,91m

Tiêu cự hiệu dụng = Tiêu cự vật lý x Hệ số crop

Tất nhiên, không có thứ gọi là máy ảnh tốt nhất cho độ sâu trường ảnh. Việc bạn cần làm là xác định sử dụng cảm biến nào để phù hợp với hiệu ứng DOF mà bạn đang tìm kiếm.

Nhiếp ảnh căn bản: Tìm hiểu về cảm biến máy ảnh

Cách kiểm soát độ sâu trường ảnh

Nếu bạn là một người mới chơi máy ảnh và chưa biết cách điều chỉnh độ sâu trường ảnh sao cho hợp lý, hay bạn chỉ có một chiếc máy ảnh fix cứng không thể thiết lập các thông số để kiểm soát DoF, vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? 

Rất đơn giản, tất cả các máy ảnh hiện nay hầu hết đều tích hợp sẵn các chế độ chụp cho bạn. Để chụp những bức ảnh DoF nông hãy chọn vào biểu tượng hình đầu người trên menu, đây chính là chế độ chụp ảnh chân dung xóa phông. Và để chụp những bức ảnh DoF sâu hãy chọn vào biểu tượng có hình núi, đó là chế độ chụp ảnh phong cảnh. 

Hơn nữa, khi sử dụng máy ảnh DSLR, bạn còn có thể kiểm soát độ sâu của trường ảnh dễ dàng bằng cách thay đổi thiết lập về chế độ ưu tiên khẩu độ. Khi đó, các thông số khác như tốc độ màn trập, độ nhạy sáng ISO sẽ tự động cân bằng để mang tới bức hình đúng theo ý muốn.

Tuy nhiên. việc cố gắng điều chỉnh độ sâu trường ảnh theo mục đích người chụp cũng có thể gây ra một số vấn đề cho bức ảnh của bạn. 

Ví dụ: trong trường hợp bạn muốn tăng độ sâu trường ảnh, khi đó bạn cần khép khẩu nhỏ hơn, kèm theo là làm chậm tốc độ màn trập để duy trì ảnh đúng sáng; điều đó khiến bức ảnh của bạn dễ bị mờ nhòe. 

Bởi vậy, để có kỹ năng kiểm soát độ sâu trường ảnh tốt bạn cũng cần nắm rõ cơ chế điều chỉnh các thông số liên quan này.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng máy ảnh cho người mới bắt đầu

Tóm lại, muốn thay đổi độ sâu trường ảnh để chụp ảnh đẹp, bạn cần chú ý:

  • Để tạo hiệu ứng xoá phông (bokeh): sử dụng khẩu độ rộng (số f thấp), bộ cảm biến camera lớn, di chuyển đến gần đối tượng hoặc di chuyển đối tượng ra xa khỏi nền. Có thể tối đa hóa hiệu ứng với sự kết hợp của tất cả các yếu tố kể trên trong khi chụp. 

==> Phù hợp để chụp chân dung, chụp động vật, chụp macro,...

  • Để ảnh sắc nét hơn với nhiều chi tiết khác: sử dụng khẩu độ hẹp (số f cao), bộ cảm biến camera nhỏ, di chuyển ra xa chủ thể hơn hoặc di chuyển đối tượng đến gần hậu cảnh hơn. 

==> Thích hợp chụp phong cảnh, đời thường

2023: Liệu kích thước cảm biến còn quan trọng cho một thiết bị ghi hình?

Xác định DoF bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng cho phép bạn xác định DoF chính xác và nhanh chóng. 

Đối với máy ảnh và ống kính, bạn có thể sử dụng các trang web cung cấp biểu đồ với các mức DoF.

Nhiều máy ảnh DSLR có nút “preview DoF” xem trước độ sâu trường ảnh. Nếu bạn nhấn nút này trong khi nhìn qua khung ngắm, máy ảnh sẽ dừng ống kính xuống và bạn sẽ thấy hình ảnh thực tế trông như thế nào. Tuy nhiên, ở khẩu độ nhỏ, khung ngắm sẽ rất tối và khó xem được phần xem trước. Vì vậy, để thu được bức ảnh đúng sáng bạn vẫn cần điều chỉnh và thiết lập độ phơi sáng chính xác.

Hi vọng, bài biết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về độ sâu trường ảnh, có được kỹ năng kiểm soát, quan trọng là biết khi nào cần DoF nhỏ hoặc lớn để tạo ra những những khung hình đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Đăng kí nhận tin