Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Setup đèn chụp sản phẩm là yếu tố rất quan trọng để tạo ra những bức ảnh đẹp, làm nổi bật được sản phẩm trong khung hình. Và bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách bố trí ánh sáng cũng như chọn được thiết bị chiếu sáng tốt nhất cho ảnh chụp sản phẩm của mình. Cùng Thanh Mai Store dạo một vòng ngay nhé!
Bước đầu tiên trong các cách setup đèn chụp sản phẩm chính là lựa chọn được đèn phù hợp. Đèn LED thường cung cấp ánh sáng tự nhiên và ổn định, làm cho sản phẩm trở nên sống động và chân thực. Đèn halogen mang lại ánh sáng ấm và tạo ra màu sắc chính xác. Cuối cùng là đèn flash sẽ thích hợp cho các cảnh chụp nhanh.
Sau khi chọn được đèn phù hợp, bạn sẽ cần hiểu về ba loại ánh sáng và cách bố trí thường được sử dụng nhiều nhất trong studio chụp ảnh sản phẩm: Key Light, Fill Light và Backlight.
Key Light: Đóng vai trò là nguồn sáng chính, thường được đặt lệch trục so với máy ảnh (nghiêng một góc từ 30 độ đến 45 độ) và chiếu sáng thẳng vào sản phẩm cần chụp.
Fill Light: Là ánh sáng phụ, hỗ trợ Key Light làm rõ chi tiết ở những vùng bóng đổ cũng như điều chỉnh độ tương phản của bức ảnh. Thông thường, cường độ ánh sáng fill light sẽ bằng khoảng 50% so với ánh sáng chính nếu đặt cùng cự ly.
Backlight: Được đặt ở phía sau sản phẩm (đối tượng). Có tác dụng tách chủ thể ra khỏi phông nền để làm nổi bật sự xuất hiện.
Sau khi đã hiểu qua về công dụng của các loại đèn cần thiết, ta sẽ cùng đi vào cách để setup đèn chụp sản phẩm một cách chuyên nghiệp:
Phương án an toàn đầu tiên cho bạn chính là lựa chọn phông nền màu trắng để làm nổi bật sản phẩm và thuận tiện cho quá trình xử lý hậu kỳ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm chụp trên nền trắng đều đẹp. Vì vậy, tùy vào loại hình sản phẩm mà bạn có thể thử sức với các phông nền có màu sắc phù hợp để tạo nên những bức ảnh sản phẩm sáng tạo hơn.
Trong mọi tình huống sáng tạo, bố cục luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để làm nên một bức ảnh đẹp. Do đó, bạn nên sắp xếp sản phẩm theo bố cục phù hợp để làm nổi bật điểm độc đáo của sản phẩm.
Hãy tìm hiểu và sử dụng các nguyên tắc bố cục theo từng trường hợp khi chụp ảnh: Nguyên tắc ⅓, nguyên tắc đối xứng,...
Để đạt được ánh sáng đồng đều và nổi bật sản phẩm thì việc setup đèn chụp sản phẩm là vô cùng quan trọng. Thông thường, bạn cần ít nhất hai đèn: một phía trước và một phía sau sản phẩm. Đèn ở phía trước hay còn gọi là đèn chính, sẽ chiếu sáng trực tiếp vào sản phẩm, giúp nó trở nên rõ nét và sáng sủa. Trong khi đó, đèn phía sau (đèn phụ) sẽ tạo ra chiều sâu trong bức ảnh, giúp sản phẩm nổi bật hơn.
Bằng cách này, không gian ánh sáng để chụp của bạn sẽ cân đối và hấp dẫn, làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút hơn.
Sau khi đã setup được vị trí của đèn, bạn cần điều chỉnh thông số đèn phù hợp để cho ra kết quả tốt nhất.
Tùy vào sản phẩm và tính năng nổi bật của sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn nguồn ánh sáng cứng (ánh sáng gắt) hay mềm (ánh sáng dịu) một cách phù hợp. Để giảm thiểu bóng đen và tạo ra ánh sáng mềm mại, bạn nên sử dụng bộ tản sáng như ánh sáng màn trắng hoặc ô dày. Đồng thời, điều này cũng giúp làm nổi bật chi tiết sản phẩm mà không gây ra bất kỳ bóng đen không mong muốn nào.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bộ khuếch tán giúp phân tán ánh sáng đồng đều và làm giảm ánh sáng chói, tạo ra một môi trường ánh sáng mượt mà cho ảnh chụp sản phẩm.
Lưu ý: Cường độ chiếu sáng không nên quá mạnh, sẽ khiến ánh sáng mất tự nhiên.
Ngoài ra, thay đổi nhiệt độ màu cũng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và cảm giác tổng thể của bức ảnh. Thường thì, nhiệt độ màu ấm (trong khoảng từ 3000K đến 4000K), sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng ấm áp và thân thiện, thích hợp cho nhiều loại sản phẩm.
Bằng cách điều chỉnh đồng thời cả độ sáng và nhiệt độ màu, bạn có thể tạo ra một không gian ánh sáng phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm trong các bức ảnh chuyên nghiệp.
Ánh sáng liên tục là nguồn sáng được cung cấp liên tục từ lúc bật cho đến khi bạn tắt.
Ngược lại, ánh sáng nhấp nháy sẽ được đồng bộ hóa với máy ảnh và chỉ phát khi bạn nhấn nút chụp của máy ảnh.
So với ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng liên tục đa năng hơn khi có thể vừa chụp ảnh, vừa quay video và tạo kiểu cho sản phẩm tiện lợi. Đồng thời, cho phép bạn kiểm soát vị trí của nguồn sáng bằng cách di chuyển nó xung quanh sản phẩm. Từ đó hình dung được kết quả cuối cùng của bức ảnh.
Còn với ánh sáng nhấp nháy, bạn sẽ không thể kiểm soát được những gì nguồn sáng tác động đến chủ thể của bạn trước hay sau khi chụp.
Vậy là xong! Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được cách thiết lập ánh sáng chụp sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Bằng cách tìm hiểu và áp dụng những kỹ thuật setup ánh sáng đúng cách, cơ hội tạo ra những bức ảnh sản phẩm ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng sẽ được mở rộng. Do đó, đừng ngần ngại thử nghiệm và điều chỉnh để tìm ra cách setup đèn chụp sản phẩm phù hợp nhất với sản phẩm của mình nhé.