Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Phơi sáng (thuật ngữ tiếng Anh là Exposure) chính là “tác giả” của những bức ảnh chụp ban đêm sắc nét, độc đáo với màu sắc, ánh sáng cực lung linh được kéo dài rất ấn tượng. Vậy làm sao để có thể chụp ảnh phơi sáng trên máy ảnh một cách chuyên nghiệp nhất? Ngay dưới đây, Thanh Mai Store sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về Phơi sáng là gì? cũng như Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng cho người mới một cách dễ hiểu và chi tiết!
Chụp phơi sáng là quá trình thu thập ánh sáng phản chiếu từ bối cảnh và chủ thể lọt vào cảm biến thông qua độ mở của ống kính máy ảnh. Hiểu đơn giản là thợ chụp ảnh sẽ cố tình điều chỉnh thời gian của màn trập kéo dài thêm vài giây, nhằm mục đích lấy ánh sáng đi vào nhiều hơn.
Kỹ thuật này thường được sử dụng nhiều vào ban đêm hoặc trong môi trường ánh sáng yếu để tạo ra những chuyển động nghệ thuật mà bức ảnh vẫn đẹp lung linh, không bị mờ hoặc bị dính hạt .
Mức độ phơi sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cân bằng màu sắc, độ tương phản, độ sáng của bức ảnh được chụp.
Trong nhiếp ảnh, có 3 yếu tố chính tạo nên sự thành công của việc chụp phơi sáng, bao gồm:
Tốc độ màn trập,
Khẩu độ,
Chỉ số ISO của máy ảnh
Khi giá trị ISO tăng, đồng nghĩa với độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh tăng, lúc đó bức ảnh thu được có độ sáng hơn. Ngược lại, ISO thấp có nghĩa là độ nhạy với ánh sáng của cảm biến kém. Do đó, hình ảnh có nhiều đốm sáng hoặc ít đốm sáng hơn tuỳ thuộc bạn để IOS cao hay thấp.
Khi không thể mở khẩu độ hoặc giảm tốc độ màn trập, hãy tăng ISO để ảnh không bị mờ hoặc mất nét. Tuy nhiên, cần cẩn thận bởi nếu tăng ISO quá cao có thể dẫn đến nhiễu ảnh (thuật ngữ tiếng Anh gọi là noise).
Màn trập của máy ảnh mở càng lâu đồng nghĩa với lượng ánh sáng mà cảm biến máy ảnh nhận được càng lâu và nhiều.
===> Bạn có thể Tìm hiểu Tốc độ màn trập và tầm quan trọng của nó trong chụp ảnh tại đây!
Khẩu độ là một tỷ lệ cho biết độ mở rộng của ống kính. Phép đo của khẩu độ được tính là f/stop.
Khẩu độ lớn (F số nhỏ) cho phép nhiều ánh sáng vào, tạo ra bức ảnh sáng hơn và cho hiệu ứng nền mờ (bokeh). Khẩu độ nhỏ (F số lớn) lại giúp bức ảnh sáng ít hơn và độ sâu trường ảnh rộng hơn.
===> Xem thêm: Giải thích ý nghĩa của các thông số máy ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu
Đầu tiên, bạn cần chuyển máy ảnh sang chế độ M để có thể kiểm soát được cả 3 thông số Khẩu độ - Tốc độ - ISO.
Định dạng ảnh nên để là định dạng RAW nhằm thuận tiện nhất trong quá trình hậu kỳ sau này. Kích thước ảnh nên để là tối đa.
Dưới đây sẽ là cách sét thông số:
- Cân bằng trắng (White Balance - WB): Ở định dạng ảnh RAW thì ta có thể set WB sang chế độ Auto, nếu cân bằng trắng chưa đúng ta có thể chỉnh sửa bằng cách hậu kỳ trên máy tính. Còn nếu chụp ở định dạng JPEG, ta nên set WB theo nhiệt độ K sao cho màu sắc chuẩn xác nhất theo ý muốn của bạn.
===> Tìm Hiểu Về Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh
- Thiết lập ISO: Để độ nhạy sáng ở mức thấp nhất, thường là 100 hoặc 50 để ảnh không bị nhiễu (Noise). Nhưng ở một số điều kiện chụp khác ta có thể tăng ISO cho phù hợp. Với một số máy ảnh mới nhất có khả năng khử Noise khá tốt, ta có thể nâng ISO lên 400, 800 mà chất lượng ảnh vẫn rất tốt.
- Khẩu độ: Bạn nên khép khẩu nhỏ để vừa tạo độ nét sâu, vừa kéo dài được thời gian phơi sáng sao cho phù hợp với mục đích chụp. Ngoài ra khi khép khẩu nhỏ cũng sẽ tạo ra các tia sáng rất đẹp. Thông thường bạn có thể để khẩu độ từ f/11 tới f/16. Một số trường hợp có thể khép tới f/22.
- Tốc độ màn trập: Các bạn sẽ phơi sáng trung bình từ 1-30 giây và có thể lâu hơn ở chế độ chế độ Bulb. Điều chỉnh chế độ đo sáng toàn màn hình và lấy nét tự động đa điểm.
Hướng dẫn tiến hành chụp phơi sáng chi tiết:
- Cố định máy ảnh trên tripod, thiết lập thông số khẩu độ - tốc độ - ISO - WB sao cho phù hợp. Canh góc chụp sao cho đúng với ý đồ chụp.
- Chuyển sang chế độ lấy nét tay (MF).
===> Các Chế Độ Lấy Nét Trên Máy Ảnh, Ống Kính Máy Ảnh Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
- Nếu bạn không dùng remote/dây bấm mềm thì Set máy sang chế độ chụp hẹn giờ 2s: nhấn nút chức năng Fn - Drive Mode - Self-timer 2 sec. Mục đích của bước này là hạn chế tối đa sự rung động của máy trong quá trình phơi sáng.
- Sau khi bấm chụp, tuyệt đối không được chạm vào máy ảnh cho tới khi quá trình chụp hoàn tất.
- Nếu bạn dùng remote hồng ngoại thì cần bật chức năng remote trong máy lên: Menu -> Remote Ctrl -> On. Sau đó bạn chuyển máy sang chế độ Bulb, nhấn giữ nút chụp trên Remote cho đủ thời gian chụp mà bạn đã định trước sau đó thả tay ra là máy sẽ kết thúc quá trình phơi sáng.
- Nếu dùng dây bấm mềm, bạn cũng cần chuyển máy sang chế độ Bulb, cắm dây bấm mềm vào cổng Multi của máy. Sau đó gạt nút chụp sang chế độ Hold, dây bấm mềm sẽ tự giữ quá trình phơi sáng mà bạn không cần phải giữ nút chụp. Lúc này, dây bấm cũng đếm thời gian chụp cho bạn một cách tiện lợi, khi nào đủ thời gian phơi sáng bạn gạt nút chụp về vị trí ban đầu là xong.
- Cuối cùng, các bạn chép vào máy tính, hậu kỳ theo ý muốn và thưởng thức thành quả của mình thôi!
- Để máy trên nền không ổn định khiến máy bị rung.
- Không setup máy chụp sau 2 giây hoặc không có điều khiển từ xa làm ảnh bị nhòe sau khi ấn nút chụp.
- Phơi sáng lâu khiến các vệt sáng bị cháy, hỏng ảnh.
- Sử dụng kính lọc UV không tốt làm xuất hiện các ảo ảnh, sắc sai trên ảnh.
- Không có chân máy ảnh hoặc chân máy quá yếu gây nhòe ảnh.
Thực ra không hề có một công thức hoàn hảo để chụp phơi sáng trong bất kỳ tình huống nào. Tuy nhiên, những gợi ý dưới đây sẽ là thước đo mà bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh trong quá trình chụp ảnh phơi sáng.
Khi chụp ảnh phơi sáng phong cảnh ban ngày, lúc này ánh sáng có rất nhiều và mạnh, bạn không nên để tốc độ màn trập quá thấp, đặc biệt là với những bức ảnh có cảnh và vật đang di chuyển. Giải pháp thay thế là bạn có thể chọn mở khẩu độ ống kính để thu ánh sáng tốt hơn.
Tương tự như với chụp ảnh phong cảnh phơi sáng ở trên. Bạn cần điều chỉnh khẩu độ, vì khẩu độ quyết định yếu tố độ sâu trường ảnh. Đặc biệt bạn nên chọn những ống kính máy ảnh có khả năng mở khẩu lớn như khẩu f/1.4 hay f/2.8 để làm mờ hậu cảnh phía sau chủ thể.
Ngoài ra, những yếu tố khác như ISO và tốc độ màn trập để bù sáng cho khẩu độ thấp cũng nên được chú ý.
Như đã nói, chụp phơi sáng chính là cách để giúp bạn phát huy khả năng sáng tạo, biến hóa bức ảnh của mình thú vị hơn. Hãy cùng xem đó là các kỹ thuật chụp phơi sáng nào nhé.
Chụp ảnh thiếu sáng xảy ra khi cảm biến máy ảnh không tiếp xúc đủ với nguồn sáng.
Khi đó, tác phẩm của bạn bị mất chi tiết và các phần thiếu sáng sẽ tối hơn bình thường. Tuy vậy, chút thiếu sáng thường cũng có thể được ứng dụng để tạo độ bão hòa về màu sâu hơn.
Ví dụ: màu sắc của hoàng hôn có thể trở nên ấn tượng khi phơi thiếu sáng một chút. Nhưng, nếu không biết điều chỉnh, bạn sẽ chỉ chụp được những tấm ảnh tối, mất chi tiết mà thôi.
Hoàn toàn ngược lại với thiếu sáng, bạn có thể tận dụng phơi sáng quá mức khi chụp cảnh và vật thể tối.
Chụp ảnh phơi sáng hơi quá mức một chút có thể làm nổi bật các chi tiết của chủ thể có màu sẫm, tối.
và đương nhiên, nếu phơi sáng quá nhiều, bạn cũng sẽ làm mất các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối, ảnh cũng sẽ có độ tương phản rất nhạt màu.
Đây là kỹ thuật phổ biến nhất mà bạn thường thấy. Người chụp phải sử dụng tốc độ màn trập chậm hoặc rất chậm để cảm biến thu được ánh sáng trong khoảng thời gian dài hơn so với cách chụp thông thường.
Kết quả cho ra chính là tấm hình với các phần ánh sáng uốn lượn như dòng chảy, hiệu ứng đẹp mắt và sống động.
Thông thường, kỹ thuật Long exposure sẽ được dùng khi chụp những vệt sáng trên phố ban đêm, tia lửa hoặc khi chụp dải ngân hà,...
Đây là một kỹ thuật đặc biệt đẹp mắt nhưng đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật khi người chụp có thể chồng hai ảnh lên nhau trong một tấm hình.
Theo đó, các nhiếp ảnh gia sẽ dùng màn trập máy ảnh mở làm hai lần để cho hình ảnh khác nhau. Kết quả là một bức ảnh sẽ kết hợp hai mức phơi sáng được chồng lên thành một hình duy nhất.
Tin vui là đối với một số máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, tính năng phơi sáng kép này đã được tích hợp sẵn trên máy, cho phép bạn tiếp cận dễ dàng.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi hết từ khái niệm cho đến cách thực hiện và ứng dụng phù hợp, nhằm tạo hiệu ứng chụp ảnh phơi sáng tốt nhất. Bắt đầu chỉ cần một chiếc máy ảnh DSLR, một ống kính góc rộng, một chân máy và bạn đã sẵn sàng để phơi sáng ra những tấm ảnh tuyệt vời rồi đó!