Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
So với khi quay chụp ảnh thông thường, cách setup ánh sáng livestream đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật hơn để hướng người xem đến tập trung vào chủ thể chính. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh của buổi livestream, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp và thu hút khán giả.
Trong bài viết này, Thanh Mai Store sẽ chia sẻ những lưu ý, cách setup ánh sáng livestream đơn giản và hiệu quả. Hướng dẫn bạn tận dụng ánh sáng tự nhiên, lựa chọn được đèn phù hợp và bố trí chúng một cách khoa học.
Ánh sáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh khi livestream. Dù những mọi thiết bị bạn chuẩn bị đều rất tốt, nhưng ánh sáng lại không ổn định (mờ, lóa,...) chắc chắn sẽ gây khó chịu cho người xem hay chính là khách hàng tiềm năng của bạn sẽ dễ bỏ đi.
===>Kinh nghiệm - Thiết bị livestream chuyên nghiệp cần phải có
Cụ thể, cách setup ánh sáng livestream đạt chuẩn sẽ là:
Đáp ứng được những điều đó sẽ giúp người xem được thưởng thức buổi live một cách tốt nhất, rõ nét nhất. Nó cũng sẽ giúp buổi live của bạn chỉnh chu và chất lượng hơn nữa, độ an toàn, sự uy tín của bạn hay của Shop sẽ được đánh giá cao lên.
Vì vậy, bạn cũng cần phải đầu tư thời gian để setup ánh sáng cho livestream một cách kỹ lưỡng.
Vào những ngày có nắng đẹp, bạn hoàn toàn có thể tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để livestream mà không cần setup quá nhiều loại đèn cồng kềnh.
- Ưu điểm của ánh sáng tự nhiên: mang lại màu sắc chân thực và sống động, tạo ra bầu không khí ấm áp và thoải mái cho người xem.
- Hạn chế của ánh sáng tự nhiên: không ổn định, dễ bị ảnh hưởng thời tiết. Vì vậy, nếu bạn cần livestream trong thời gian quá lâu hay live vào gần thời điểm chuyển giao giữa các buổi (sáng, trưa, chiều), thì đây không phải là lựa chọn hợp lý.
Hướng dẫn dùng ánh sáng tự nhiên: Đặt vị trí ngồi sao cho ánh nắng chiếu vào mặt và cơ thể bạn tự nhiên, tránh chói lòa. (Có thể dùng rèm cửa hoặc tấm che ánh sáng để điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp)
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đèn phòng có sẵn. Nhưng hãy tránh các loại đèn huỳnh quang, đèn ống gây hiện tượng sọc trên hình ảnh.
Để hướng người xem vào chủ thể chính (người livestream hoặc sản phẩm/ dịch vụ), bạn cần có ít nhất một chiếc đèn key light, giúp cung cấp nguồn sáng chính để soi sáng chủ thể.
Đèn key light nên được đặt lệch về phía trước bên trái của chủ thể, tạo thành một góc 45 độ so với máy quay. Bạn cũng có thể đặt lệch về phía bên phải ở góc từ 20 đến 45 độ.
Để tránh trường hợp độ sáng đèn key light quá mạnh khiến hình ảnh bị lóa, bạn có thể sử dụng thêm softbox để tản và lọc sáng giúp hình ảnh mềm mại hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ có mình đèn key light, ánh sáng trong livestream thường sẽ bị lệch về một hướng và khiến cho hướng còn lại bị tối hoặc đổ bóng lên tường, background hoặc vật thể xung quanh. Vì vậy, bạn hãy sử dụng thêm một chiếc đèn fill light để khắc phục tình trạng này. Điều này cũng sẽ giúp máy quay dễ nhận diện chủ thể và lấy nét rõ hơn.
Và vì fill light chỉ là nguồn sáng phụ nên bạn nên chọn các loại đèn có công suất vừa phải và màu sắc chân thật.
Lưu ý: khi setup ánh sáng livestream trực tiếp phải đảm bảo công suất của đèn fill light luôn nằm ở mức 50% so với key light để tạo chiều sâu tự nhiên và chân thật nhất cho video.
Nếu bạn cần phát sóng buổi livestream với quy mô lớn, cần sự chuyên nghiệp và chỉnh chu thì dưới đây là những gợi ý đèn mà bạn có thể tham khảo:
Riêng đối với lĩnh vực như trang điểm, làm đẹp,… thì đèn led ring là sự lựa chọn “đa-zi-năng” và phù hợp nhất để setup ánh sáng livestream. Với cấu tạo dạng hình tròn bao quanh máy quay, loại đèn này sẽ giúp khán giả quan sát rõ khuôn mặt của người nói, cũng như dễ dàng biết được chất lượng sản phẩm.
Đèn led ring phát huy tối đa công dụng nhất trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng phòng không quá tối, phông nền nên tươi sáng và đơn giản. Nếu đã có sẵn những điều kiện này, bạn chỉ cần một chiếc đèn led ring là đã đủ để bật camera lên và bắt đầu livestream.
Buổi livestream thông thường chỉ cần đèn key light và fill light là đủ, nhưng nếu bạn muốn làm nổi bật buổi phát trực tiếp hơn nữa, hãy cân nhắc đầu tư thêm đèn backlight để làm sáng các đường ven của chủ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại đèn led nhiều màu hoặc hiệu ứng để tạo hiệu ứng cho background của mình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng ánh sáng từ background không quá cầu kỳ, lấn át. Điều đó sẽ làm sự tập trung vào chủ thể chính của buổi livestream.
Sau khi đã hiểu các yếu tố kỹ thuật, việc lựa chọn màu sắc đèn cũng là điểm vô cùng quan trọng để phát huy tối đa sức mạnh của ánh sáng trong buổi livestream của bạn.
Bạn có thể vận dụng những nguyên lý cơ bản của tâm lý học màu sắc vào công việc setup ánh sáng livestream một cách hiệu quả và đơn giản nhất. Thay vì sử dụng sắc trắng nhàm chán và đơn điệu cho ánh sáng đèn hoặc phông nền, bạn cũng có thể cân nhắc chọn các màu sắc khác theo những tiêu chí dưới đây:
Nhiệt độ của màu:
Độ sáng của màu:
Bộ bão hòa của màu:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc một số ảnh hưởng của màu sắc cụ thể đến tâm lý con người, chẳng hạn:
Như vậy, bạn đã nắm được cách setup ánh sáng livestream đơn giản mà hiệu quả rồi đúng không? Chỉ cần chú ý đến yếu tố tiểu tiết trong ánh sáng, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra không gian livestream chuyên nghiệp và thu hút. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thành công có những buổi livestream thành công và ấn tượng!