Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Ống kình máy ảnh chính là yếu tố thiết yếu quyết định chất lượng và khả năng thể hiện ý tưởng của nhiếp ảnh. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu có lẽ sẽ cảm thấy hơi “ngợp” với những kiến thức có phần “chuyên ngành”.
Trong bài viết này, Thanh Mai Store sẽ cùng tìm hiểu Ống kính máy ảnh là gì? Những điều cần biết về lens máy ảnh nhằm giúp bạn có thể chọn Lens phù hợp cho nhu cầu sử dụng của bản thân.
Ống kính máy ảnh hay còn gọi là Lens được xem như là một bộ phận không thể thiếu của chiếc máy ảnh, còn được xem như là “con mắt” của chiếc máy ảnh hiện nay.
Cơ chế hoạt động của nó là khi các tia sáng phải được đi qua ống kính trước khi chiếu lên kính ngắm máy ảnh, bề mặt tấm phim (của máy chụp phim) hay cảm biến để tạo nên hình ảnh. Chất lượng của tia sáng và lượng sáng qua ống kính sẽ quyết định toàn bộ đến chất lượng của hình ảnh.
Các loại lens máy ảnh có thể khác nhau về tiêu cự (đơn vị được đo bằng mm), độ mở khẩu (aperture), khả năng zoom, khả năng gắn kết với máy ảnh, và các tính năng khác. Có nhiều loại lens máy ảnh phổ biến như lens góc rộng, lens telephoto, lens macro và lens tiêu cự cố định.
Vì vậy, ống kính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý hình ảnh cũng như tạo nên một tấm ảnh vô cùng đẹp. Tuy thế, không phải ai mới tiếp xúc với máy ảnh cũng có thể hiểu rõ hết được các loại Lens cũng như công dụng của chúng.
Sau khi đã tìm hiểu ống kính máy ảnh là gì, bạn cũng cần phải biết những cơ chế và tính năng cơ bản hữu ích, nhằm hỗ trợ tối đa trong quá trình tác nghiệp nhiếp ảnh.
Tiêu cự của ống kính xác định khả năng thu gần hoặc xa. Khi ánh sáng từ một vật thể đi vào lens và tập trung ánh sáng vào một điểm gọi là điểm tiêu cự. Điểm tiêu cự này sẽ ảnh hưởng đến độ phóng đại và góc nhìn của hình ảnh cuối cùng.
Để thay đổi tiêu cự, ống kính thường được trang bị một hệ thống cấu tạo cho phép người dùng điều chỉnh khoảng cách giữa các thành phần của lens.
Thông qua việc di chuyển các thành phần bên trong, tiêu cự có thể được điều chỉnh để thu gần hoặc xa hơn đối tượng chụp.
===> Tìm hiểu sâu hơn: Tiêu cự máy ảnh, ống kính là gì? Ý nghĩa và cách chọn Ống kính tiêu cự phù hợp
Khẩu độ ống kính có tác dụng kiểm soát lượng ánh sáng đi vào máy ảnh qua ống kính. Yếu tố này cũng làm ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (khả năng lấy nét của hình ảnh).
Việc các nhiếp ảnh gia cài đặt khẩu độ được gọi là f-stop. Mở khẩu có thể được điều chỉnh để thay đổi độ rộng của lỗ hẹp cho phép ánh sáng đi qua. Người dùng thiết lập số f cao có nghĩa là khẩu độ mở nhỏ hơn, lượng ánh sáng đi qua ống kính cũng ít hơn, và ngược lại khi số f thấp tức là khẩu độ rộng hơn và nhiều ánh sáng đi vào cảm biến hơn.
Nếu bạn muốn chụp nhiều ảnh trong nhà hoặc trong các điều kiện ánh sáng yếu khác, bạn có lẽ sẽ cần một ống kính “nhanh”. Loại lens này có cài đặt f-stop thấp như: f/2.8, f/2 hoặc thấp hơn nữa.
Ngoài ra, một số ống kính zoom hỗ trợ người dùng thay đổi khẩu độ tùy theo mục đích sử dụng.
Ví dụ: ở mức thu phóng 100-400mm nhiếp ảnh gia có thể cài đặt khẩu độ ở f/4.5-5.6. Điều này có nghĩa là khẩu độ của ống kính sẽ giảm xuống f/4.5 ở khoảng cách tiêu cự lens ngắn nhất và sẽ thay đổi thành f/5.6 khi bạn phóng to và chuyển sang tiêu cự ống kính dài hơn.
Những nhà sản xuất ống kính đã thêm các chế độ chống rung khác nhau nhằm cải thiện hiệu suất chụp hình trong các tình huống đặc biệt. Hầu hết các ống kính chụp xa (telephoto lenses) đều có Chế độ 1 và Chế độ 2, nhưng một số loại lens có thể được trang bị thêm Chế độ 3.
Chế độ 1: Sử dụng khi các nhiếp ảnh gia muốn ổn định hình ảnh khi chụp ảnh tĩnh.
Chế độ 2: Sử dụng khi người dùng muốn theo dõi các đối tượng di chuyển trên một đường thẳng chẳng hạn như ô tô hoặc người đang chạy.
Chế độ 3: Sử dụng để chụp các đối tượng chuyển động nhanh, khó đoán, điển hình như vận động viên hoặc những chú chim đang bay.
Các nhà sản xuất ống kính thường áp dụng các thuật ngữ khác nhau để gọi tên tính năng ổn định hình ảnh của riêng mình.
Canon: Ổn định hình ảnh - Image Stabilization (IS)
VD: Ống kính Canon EF 24-105mm F/4L IS USM II
Nikon: Chống rung - Vibration Reduction (VR).
VD: Ống Kính Nikon AF-S DX NIKKOR 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR
Sony: Chụp ổn định quang học - Optical Steady Shot (OSS).
VD: Ống kính Sony E PZ 18-105mm f/4 G OSS
Tamron: Bù rung - Vibration Compensation (VC)
VD: Ống Kính Tamron 18-200mm f/3.5-6.3 Di III VC Canon EF-M
Sigma: Ổn định quang học - Optical Stabilization (OS)
VD: Ống kính Sigma 24-105mm f/4 DG OS HSM Art For Canon
Dù tên gọi khác nhau thì tác dụng của những tính năng này đều giúp ổn định chất lượng hình ảnh cho nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, khi trang bị Image Stabilization thì cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng của ống kính sẽ theo đó tăng lên.
Công nghệ lấy nét cũng là một trong những yếu tố bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về lens máy ảnh.
Hầu hết các ống kính máy ảnh ngày nay đều có khả năng lấy nét tự động.
Thường có một công tắc trang bị trên ống kính hay một tùy chọn trong menu của máy ảnh, để người dùng dễ dàng chuyển sang chế độ lấy nét thủ công nếu muốn tinh chỉnh độ dài tiêu cự ống kính, hoặc trong trường hợp tính năng lấy nét tự động không hoạt động bình thường. Điều này đôi khi có thể xảy ra trong các điều kiện ánh sáng yếu, không có đủ độ tương phản trong cảnh.
Ống Kính Nikon AF NIKKOR 85MM F/1.4D IF
Mặc dù hiện nay đa phần ống kính đều lấy nét tự động - đây cũng là loại lens mà các nhiếp ảnh gia cũng ưu tiên sử dụng. Nhưng trên thị trường vẫn có rất nhiều ống kính MF (lấy nét thủ công).
Những mẫu lens này hầu hết được sử dụng trong các điều kiện chụp đặc biệt, điển hình như chụp ảnh ban đêm, chụp cận cảnh và phong cảnh, khi cần lấy nét cực kỳ chính xác hoặc khi tính năng lấy nét tự động không hoạt động bình thường.
Ống kính lấy nét thủ công thường có giá thành rẻ hơn ống kính lấy nét tự động.
Ống Kính MF Canon Lens FL 35mm F2.5 ( Ngàm FD )
===> Có thể bạn quan tâm: Các Chế Độ Lấy Nét Trên Máy Ảnh, Ống Kính Máy Ảnh Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
Hầu hết các hãng sản xuất máy ảnh đều có thiết kế ngàm ống kính độc quyền. Đồng nghĩa với việc người dùng không thể dùng kết hợp các ống kính từ các nhà sản xuất máy ảnh khác nhau. Hiểu hơn giản thì ống kính Canon sẽ không sử dụng với máy ảnh Nikon hoặc Sony và ngược lại.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ khi 3 ông lớn Leica, Sigma và Panasonic đã liên kết với nhau tạo ra liên minh ống kính ngàm L, cho phép khách hàng có thể sử dụng kết hợp ống kính này với máy ảnh ngàm L của họ.
Hay Olympus và Panasonic cũng đã tạo ra máy ảnh Micro Four-Thirds. Người dùng có thể sử dụng ống kính từ một trong hai nhà sản xuất cùng với máy ảnh của mình.
Ngoài ra, có một số thương hiệu, chẳng hạn như Sigma và Tamron chuyên sản xuất ống kính tương thích với máy ảnh của các ông lớn. Những loại lens này thường nhằm mục đích cung cấp các tính năng và chất lượng hình ảnh ngang bằng (hoặc thậm chí tốt hơn) nhưng có mức giá rẻ hơn so với ống kính do chính nhà sản xuất máy ảnh cung cấp.
Cấu tạo quang học của lens gồm một mảnh thủy tinh hoặc vật liệu trong suốt khác được sử dụng trong thấu kính máy ảnh để khúc xạ (uốn cong) ánh sáng.
Khi xem thông số kỹ thuật của ống kính máy ảnh, người dùng có thể nhận thấy rằng nhà sản xuất thường sắp xếp số lượng thành phần thấu kính vào thành các nhóm.
Ống kính hiện đại thường được tạo bằng cách sử dụng nhiều thấu kính trong các nhóm khác nhau. Các thấu kính này có hình dạng, vật liệu và chất lượng khác nhau. Mỗi nhóm có thể có một chức năng riêng, góp phần cấu tạo nên hệ thống thấu kính hoàn chỉnh.
Các thành phần thấu kính cấu tạo từ thủy tinh có thể khiến nhiếp ảnh gia gặp khó khăn với hiện tượng quang sai màu. Vì vậy, nhà sản xuất có thể bổ sung thêm một số thành phần có độ phân tán thấp được tạo ra bằng các vật liệu khác (ví dụ: fluorite) có chỉ số khúc xạ thấp hơn để giảm độ quang sai.
Một số hình dạng nhất định có thể được sử dụng trong các thành phần thấu kính khác để cải thiện chất lượng hình ảnh.
Ví dụ: Thấu kính phi cầu thường được sử dụng để chống tình trạng biến dạng trong ống kính góc rộng và giảm quang sai hình cầu trên ống kính nhanh.
Một số nhóm thấu kính có thể di chuyển trong ống kính để thu phóng và lấy nét. Trong khi đó, một số nhóm mang lại khả năng ổn định hình ảnh.
Lớp phủ ống kính là các lớp vật liệu mỏng được phủ lên bề mặt lens nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động. Có nhiều loại lớp phủ ống kính khác nhau, mỗi loại này sẽ có một mục đích cụ thể. Một số lớp phủ thấu kính phổ biến bao gồm:
Lớp phủ chống phản chiếu: Những lớp phủ này giúp giảm lượng ánh sáng phản xạ khỏi bề mặt thấu kính, từ đó làm giảm hiện tượng lóa và bóng mờ trong ảnh.
Lớp phủ UV: Những lớp phủ này giúp chặn ánh sáng cực tím (UV), có thể gây ra hiện tượng thay đổi màu sắc trên bức ảnh và có thể gây hại cho mắt người chụp.
Lớp phủ chống thấm nước và dầu: Những lớp phủ này giúp ngăn nước và dầu bám vào bề mặt ống kính. Người dùng có thể làm sạch ống kính dễ dàng hơn để nâng cao chất lượng hình ảnh.
Lớp phủ chống trầy xước: Đây là loại lớp phủ có tác dụng bảo vệ bề mặt ống kính khỏi trầy xước.
Lớp phủ ống kính có thể được sử dụng cho các thành phần phía trước/phía sau của ống kính và được làm từ nhiều loại vật liệu bao gồm polymer, kim loại và gốm.
Vậy là Thanh Mai Store đã cùng bạn khám phá Ống kính máy ảnh là gì? Những điều cần biết về lens máy ảnh. Hy vọng, bài viết trên đã phần nào giúp bạn có thể chọn được bộ lens phù hợp nhất với nhu cầu của mình để cho ra những bức ảnh thật nghệ thuật đậm chất riêng theo đúng ý tưởng của bản thân.