Những điều cần biết khi mua máy ảnh cho người mới bắt đầu

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy ảnh quay chụp phù hợp với sở thích và yêu cầu của mỗi người. Chính điều đó khiến những ai không có kinh nghiệm sẽ khó có thể tìm mua cho mình được chiếc máy ảnh như ý. Để tháo được nút thắt này, Thanh Mai Store sẽ sẽ bật mí ngay Những điều cần biết khi mua máy ảnh cho người mới bắt đầu mà bạn không nên bỏ lỡ. 

Tìm hiểu các loại máy ảnh

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về các loại máy ảnh hiện có trên thị trường ngay khi bước chân vô làng nhiếp ảnh. Và những loại phổ biến hiện nay gồm có máy ảnh Compact, máy ảnh mirrorless, máy ảnh DSLR,...  

Tiếp đó, bạn cần phải biết được nhu cầu sử dụng máy ảnh của mình là gì để có sự lựa chọn phù hợp.

Với mục đích quay chụp hàng ngày, du lịch, đời thường thì bạn có thể lựa chọn máy ảnh Compact (hay còn gọi là máy ảnh du lịch, point-and-shot) . 

Nếu bạn muốn trải nghiệm thêm nhiều thiết lập, phong cách chụp khác nhau hay muốn có sự đa dạng hơn về ống kính thì máy ảnh mirrorless hay DSLR sẽ phù hợp hơn với bạn.

Máy ảnh ​Point-and-shoot

Đây là những máy ảnh có thiết kế di động cao, bạn có thể bỏ vào túi quần hoặc túi xách để mang đi mọi nơi.

Dù nhỏ gọn nhưng chất lượng hình ảnh có thể sánh ngang với DSLR và máy ảnh không gương lật. Mọi cài đặt trên loại này tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần đặt máy ảnh ở chế độ tự động hoặc chế độ cảnh và chụp. 

Về mặt kỹ thuật, máy ảnh compact có ống kính cố định, không thể hoán đổi ống kính và đây có thể là ống kính zoom hoặc ống kính một tiêu cự.

Đây là lựa chọn lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia muốn có một chiếc máy ảnh mang đi mọi nơi mà chất lượng hình ảnh vẫn luôn được đảm bảo. 

Máy Ảnh Canon Powershot G7X Mark III ( Black )

Máy Ảnh Canon Powershot G7X Mark III ( Black )

Máy ảnh mirrorless và DSLR

Cả 2 dòng máy này đều có thể hoán đổi ống kính, cho phép bạn kiểm soát tốt các cài đặt chuyên sâu hơn, cảm biến hình ảnh lớn và sở hữu nhiều tính năng nổi bật giúp bạn tạo ra hình ảnh chất lượng cao ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. 

Các mẫu máy ảnh này cũng có thể chụp hình ảnh với định dạng RAW, mang lại tính linh hoạt trong quá trình chỉnh sửa hậu kỳ.

Sự khác biệt là máy ảnh DSLR thường mang kích thước và trọng lượng tương đối lớn, có khả năng chụp nhiều ảnh liên tục, bộ phận gương lật cho phép ngắm chụp bằng ống ngắm quang. 

Còn ở máy ảnh Mirrorless có kích thước nhỏ gọn hơn, ưu tiên việc tập từng tấm ảnh, chụp ảnh rất êm không gây tiếng động. Tuy nhiên khả năng lấy nét thì tương đối chậm hơn so với DSLR

Máy ảnh DSLR là dành cho những ai hướng đến nhiếp ảnh chuyên nghiệp, đam mê và có kiến thức hiểu biết nhất định về nhiếp ảnh. 

Máy Ảnh Canon EOS Rebel T4i Body ( 650D )

Máy Ảnh Canon EOS Rebel T4i Body ( 650D )

Máy ảnh không gương lật sẽ phù hợp với những người không có nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng vẫn muốn được trải nghiệm đa dạng phong cách chụp. Đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những bạn vlogger hay các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

Nếu bạn cân nhắc lựa chọn mirrorless hoặc DLSR, hãy tiếp tục xem xét các yếu tố dưới đây để tìm ra được chiếc máy ảnh ưng ý:

Cảm biến

Hiện tại có ba kích thước cảm biến là Four Third, APS-C và full frame là thông dụng nhất, còn có APS-H và cỡ lớn Medium Format nữa. 

Xét về chi phí để sở hữu, Medium Format dẫn đầu với mức giá đắt đỏ, tiếp đó là full frame và theo sau nữa là APS-C cùng Four Third.

Kích thước cảm biến máy ảnh

Khả năng quay video

Mirrorless sẽ có khả năng vừa quay vừa chụp tốt hơn DSLR, nhưng vẫn có những chiếc máy ảnh sinh ra để quay video nhiều hơn là chụp. 

Thông thường, các máy ảnh để chụp có đi kèm khả năng quay video khá ổn với chất lượng cao, tốc độ khung hình cao, nhưng lại thiếu hụt các tính năng hỗ trợ quay video. Còn những chiếc máy nhắm tới quay video sẽ được trang bị thêm các sự hỗ trợ như bộ lọc màu sắc, lấy nét hoặc khả năng chống rung,… còn có các công nghệ như HLG - cho phép quay các ảnh sáng và tương phản cao trông như trên màn hình TV; các ống kính được sinh ra để quay video và nhiều thứ khác. 

Do vậy, nếu bạn cũng cân nhắc đến yếu tố quay video làm vlog thì hãy cân nhắc dòng máy ảnh vừa chụp và vừa quay video tốt.

Máy Ảnh Canon EOS R50

Máy Ảnh Canon EOS R50 cho khả năng quay chụp ấn tượng

Lấy nét tự động

Máy ảnh DSLR có hệ thống lấy nét tự động tốt, hoạt động hiệu quả dù đã có tuổi, nhưng chỉ lấy nét được trung tâm và gần đó.

Những chiếc máy ảnh mirrorless sở hữu hệ thống lấy nét hiện đại, có thể nhận diện gương mặt, nhận diện mắt và thậm chí là mắt người hoặc mắt động vật nữa. 

Việc sở hữu một chiếc máy ảnh có tốc độ lấy nét tự động, độ chính xác trong lấy nét tự động là một yếu cần cân nhắc khi lựa chọn và chọn mua máy ảnh kỹ thuật số.

Hệ thống ống kính

Hệ thống ống kính hay ngàm ống kính sẽ quyết định máy ảnh của bạn có thể dùng được ống kính nào. 

Những hệ thống ngàm thông dụng sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn, ngược lại ngàm ít thông dụng sẽ ít ống kính hơn và giá từ đó cũng sẽ cao.

Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng vì không phải đi vào hệ thống ngàm có nhiều ống kính hỗ trợ là tốt nhất. Thay vào đó, hãy xem xét đến chiếc ống kính hay loại ống kính mà bạn muốn sử dụng nhất, rồi từ đó đầu tư vào và chọn mua máy ảnh.

Ống Kính Canon EF-M 22MM F2 STM

Ống Kính Canon EF-M 22MM F2 STM thuộc ngàm Canon EF-M tương thích cảm biến định dạng APS-C

 

Viewfinder và màn hình hiển thị

Viewfinder có chất lượng hiển thị cao cũng sẽ giúp bạn thấy được những chi tiết, để từ đó áp dụng các thông số máy ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, viewfinder càng có chi tiết cao, tần số quét cao thì giá bán cũng sẽ cao. 

Những máy ảnh giá rẻ hơn sẽ có viewfinder không quá nổi bật hoặc thậm chí còn loại bỏ luôn để tiết kiệm chi phí. 

Nhưng nếu được, hãy chọn mua các máy ảnh có viewfinder tốt, một phần vì chụp bằng viewfinder, chúng ta sẽ đưa máy ảnh lên ngang tầm mắt và thao tác này sẽ giữ máy tốt nhất, ngăn tình trạng rung máy ảnh.

Điều này cũng áp dụng với cả màn hình LCD phía sau. Nếu có điều kiện hãy lựa chọn chiếc máy có khả năng xoay màn hình, hoặc lật thôi cũng được, để hỗ trợ người dùng sáng tạo các góc chụp. 

Máy Ảnh Nikon D5600 ( Body )

Máy Ảnh Nikon D5600 ( Body ) sở hữu màn hình cảm ứng xoay lật, kính ngắm quang học có độ bao phủ 95% với độ phóng đại 0,82x

Thời lượng pin

Đây là một yếu tố khá quan trọng, tuỳ vào cách bạn sử dụng và bạn định sẽ sử dụng như thế nào. 

Thông thường, các máy ảnh DSLR sẽ có thời lượng pin siêu khủng do sử dụng viewfinder quang học, thân máy cỡ lớn,… mirrorless thì có thời lượng pin ít hơn. Hầu hết đều sẽ cho 200-300 bức ảnh với một viên pin đối với mirrorless, hoặc 400-500 với DSLR. Nhưng hiện tại các viên pin rời đã có thể được mua dễ dàng nên đây không còn là vấn đề quá lớn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn mua máy ảnh có khả năng sạc qua cổng USB vì chúng rất tiện lợi nếu vô tình bạn quên mang theo sạc rời.

Máy Ảnh Nikon D5600 ( Body )

Các thuật ngữ cơ bản của máy ảnh

Ngoài việc xác định được nhu cầu của bản thân, bạn cũng cần phải hiểu biết nhất định về các thông số cơ bản và sự ảnh hưởng của nó đến việc chụp ảnh của máy. Ở đây, Thanh Mai Store sẽ gợi ý một số thuật ngữ cơ bản quan trọng bạn cần phải biết về máy ảnh trước khi bạn đưa ra quyết định mua.

===> Xem chi tiết hơn tại: Giải thích ý nghĩa của các thông số máy ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu

Độ phân giải

Đây là một thông số quan trọng của máy ảnh, tính theo hàng triệu là megapixel. Tuy nhiên, số pixel chưa đủ quyết định chất lượng thật của ảnh mà còn phụ thuộc đến các bộ cảm biến, ống kính,... 

Số điểm ảnh

Thông số này cho biết có thể xem hoặc in ảnh ở kích thước như thế nào mà không bị suy giảm độ phân giải. 

Các chuyên gia về máy ảnh khuyến cáo chỉ cần chọn mua máy ảnh từ 2.0 đến 2.4 Pixel là bạn đa có thể có những bức hình đẹp rồi đấy.

Điểm ảnh là gì? Khám phá khái niệm cơ bản về điểm ảnh - LedHD

ISO

ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên, bạn sẽ phải hy sinh như màu sắc sẽ có phần thay đổi, ảnh sẽ nhiễu hơn.

Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. 

Getting out of Auto: Understanding ISO on your digital camera

Khẩu độ

Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.

Tuy nhiên, khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 – … – 11 – 16 – 22… Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. 

Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tố là độ sáng độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là “cánh cửa” cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn.

Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho “mờ mờ” hậu cảnh chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. 

Ngoài ra, nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh đẹp tuyệt.

shutter speed and depth of field examples - DSLR camera, photography |  Aperture photography, Depth of field photography, How to take photos

Tốc độ

Những bạn mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.

Ví dụ: khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều.

Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s – 1/6400s – 1/5000s – … – 1/125s – 1/60s….1s – 2s – … nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.

Nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng, ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn, nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe. Đặc biệt là khi chụp vật thể di chuyển. 

Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. 

Understanding Exposure, Part 3: Shutter Speed | B&H eXplora

Tuy nhiên, chụp ở tốc độ chậm cũng sẽ mang lại những hiệu ứng nghệ thuật nhất định. Chẳng hạn như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy “mịn như một dải lụa”.

===>Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu Tốc độ màn trập và tầm quan trọng của nó trong chụp ảnh?

Still Confused About What Camera Aperture And ISO Mean?,, 55% OFF

Hiểu được những yếu tố cơ bản trên là bạn đã nắm được Chìa khóa để kiểm soát một bức ảnh, những điều cần biết khi mua máy ảnh cho người mới bắt đầu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng chọn cho mình chiếc máy ảnh như ý, đáp ứng được yêu cầu công việc, hay đơn giản là giúp bạn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, một cách tốt nhất.

===> Hướng dẫn sử dụng máy ảnh cho người mới bắt đầu

 

Đăng kí nhận tin